Giáo dục Mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi, tạo sự khởi đầu cho sự phát triển toàn diện của trẻ, đặt nền tảng cho các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
Ngành Giáo dục mầm non (Sư phạm Mầm non) là công việc chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ trẻ dưới 6 tuổi. Phần lớn quáng thời gian một ngày của trẻ là tiếp xúc với giáo viên, vì vậy, đặc thù công việc của giáo viên Mầm non là trực tiếp đứng lớp chăm sóc các trẻ, đòi hỏi giáo viên Mầm non khả năng truyền đạt, giao tiếp tốt với các bạn nhỏ (hát, múa, vẽ tranh, đọc truyện…).
Mục tiêu đào tạo của Khoa giáo dục Mầm non là đào tạo giáo viên Mầm non có trình độ cử nhân Sư phạm Giáo dục mầm non, có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, hiểu và vận dụng các tri thức cơ bản của chăm sóc và giáo dục trẻ; Tổ chức hoạt động… Sau khi tốt nghiệp, người học có đủ năng lực để chăm sóc và giáo dục trẻ tại các trường Mầm non, một số cơ sở giáo dục tương đương,… góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trình độ cao cho xã hội, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong quá trình hội nhập quốc tế.
– Có khả năng tổ chức các hoạt động chăm sóc trẻ mầm non như: vệ sinh cho trẻ và vệ sinh môi trường sinh hoạt, học tập của trẻ, tổ chức chế độ dinh dưỡng, rèn luyện thể chất, phát hiện và xử lý sơ cứu một số vấn đề về sức khỏe, phòng chống bệnh cho trẻ…
– Có khả năng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ như: hoạt động lễ hội, hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ, hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh, hoạt động cho trẻ làm quen với biểu tượng toán, hoạt động âm nhạc, hoạt động tạo hình, hoạt động giáo dục thể chất…
– Có khả năng tổ chức quản lý giáo dục mầm non.
– Làm việc tại trường công lập hay đăng ký làm việc ở trường tư thục.
– Làm giáo viên tự do giảng dạy tại nhà học sinh, hoặc nếu đủ điều kiện về tài chính và tích lũy đủ kinh nghiệm thì có thể tự mở trường.
– Làm Cán bộ trong hệ thống giáo dục và quản lý nhà nước.
– Tham gia nghiên cứu tại các Viện nghiên cứu giáo dục.
– Làm việc tại các tổ chức phát triển giáo dục phi chính phủ.
– Làm giáo viên tự do giảng dạy tại nhà học sinh, hoặc nếu đủ điều kiện về tài chính và tích lũy đủ kinh nghiệm thì có thể tự mở trường. – Làm Cán bộ trong hệ thống giáo dục và quản lý nhà nước. – Tham gia nghiên cứu tại các Viện nghiên cứu giáo dục. – Làm việc tại các tổ chức phát triển giáo dục phi chính phủ.
Với chương trình đào tạo chất lượng và cơ sở vật chất hiện đại, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một hành trình học tập đầy hứa hẹn và thành công. Hãy chuẩn bị cho tương lai của bạn và bắt đầu hành trình mình tại Trường Trung cấp Miền Đông ngay hôm nay!
Nghề giáo viên ở cấp bậc nào cũng không thể thiếu kỹ năng sư phạm. Biết hát, múa kể chuyện, sử dụng đạo cụ, làm đồ chơi,... là những yếu tố cần có của một người giáo viên mầm non. Các kỹ năng này đều được rèn giũa ngay từ khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường. Thông qua việc giảng dạy, làm việc thực tế, họ sẽ được rèn luyện thêm các kỹ năng để nuôi dạy trẻ một cách hiệu quả nhất.
Nhiều người vẫn nghĩ rằng giáo viên mầm non chỉ đơn giản đến trường quản lý việc ăn, ngủ của trẻ. Nhưng thực tế, họ còn phải chuẩn bị bài giảng, lên kế hoạch tổ chức các hoạt động hàng ngày.
Để thành công trong nghề này chuyên môn thôi là chưa đủ, họ còn phải có khả năng giao tiếp, ứng xử cực kỳ khéo léo. Một người dạy học mẫu giáo chuyên nghiệp sẽ có tinh thần yêu nghề, yêu trẻ nhỏ và luôn trau dồi, hoàn thiện khả năng giao tiếp.
Người làm trong nghề này phải biết cách sơ cứu, hướng dẫn trẻ khi có sự cố và cần biết cách dạy cho trẻ biết phải làm gì khi gặp tai nạn trong quá trình học và chơi. Kỹ năng này sẽ giúp họ đảm bảo an toàn kịp thời cho trẻ cũng như giữ được sự uy tín của nhà trường.
Trong lớp học, đôi lúc sẽ có những trẻ có thái độ mệt mỏi hay khó chịu và người giáo viên phải ứng xử khéo léo để các em tích cực hơn. Mầm non là độ tuổi chưa tự ý thức việc đúng sai và những cái hợp lý, không hợp lý. Vì thế, người quản lý lớp cần có kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả để giúp các em hòa đồng với nhau và không bị “lạc lõng” giữa lớp học.
Sự thấu hiểu là phẩm chất không thể thiếu của người làm trong nghề này bởi họ cần nắm bắt tâm lý, cảm xúc của bé để nhanh chóng giải quyết các vấn đề xảy ra. Công việc quản lý và giáo dục trẻ sẽ cần biết cách giảm áp lực, căng thẳng, tăng cường hình thức giao tiếp không lời, vận dụng sự hài hước, nghệ thuật hình thể,.. để tạo không khí sôi nổi nhằm lôi cuốn, thu hút trẻ theo dõi, tiếp thu.
Lắng nghe ý kiến của sinh viên đã tốt nghiệp.
Đăng ký ngay để bắt đầu hành trình thành công của bạn tại Trường Trung Cấp Miền Đông.
@2024 – Trường Trung Cấp Miền Đông.